Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

5 ý tưởng về phòng ngủ phong cách Scandinavian cực hiệu quả

​Scandinavian là xu hướng thiết kế, trang trí nội thất đơn  giản nhưng vô cùng tinh tế và sang trọng. Theo đó  phòng ngủ phong cách Scandinavian  chắc chắn sẽ mang lại không gian thoải mái và ấn tượng nhất để bạn nghỉ ngơi, sốc lại tinh thần sau một ngày vất vả, mệt mỏi.

1. Tỷ lệ không gian và ánh sáng

Picture
Tận dụng ánh sáng tự nhiên qua khung cửa sổ. Ảnh: Internet

Picture
​Phong cách Scandinavian thường thấy với nhiều tranh ảnh. Ảnh: Internet

Picture
Tiện nghi hiện đại và vô cùng tinh tế. Ảnh: Internet

​Không gian và ánh sáng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng làm nên cái chất Scandinavian trong nội thất. Đặc trưng của phong cách này là phản ánh tính chất lạnh giá của khí hậu vùng Bắc Âu. Vì thế, các thiết kế phong cách Scandinavian thường tận dụng ánh sáng tự nhiên để sưởi ấm.

Theo đó, căn phòng ngủ phải được trang bị đầy đủ ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế với cửa sổ kính to kèm rèm trắng nhẹ nhàng, uyển chuyển.

Tuy nhiên, ở Việt Nam do ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm nên cách thiết kế cũng giảm bớt yếu tố ánh sáng từ tự nhiên. Trong đó, thu hẹp diện tích cửa sổ kết hợp ánh sáng nhân tạo là ý tưởng được áp dụng phổ biến.

2. Phối màu sắc tinh tế

​Sử dụng những gam màu đơn sắc, trung tính là những gì mà phong cách Scandinavian mang lại.
Picture
Nội thất hài hòa, thống nhất với gam màu nhẹ nhàng. Ảnh: Internet
Picture
​Trắng - xám tương phản cho không gian sang trọng. Ảnh: Internet

​Những gam màu cơ bản thường xuyên được sử dụng ở đây là : đen, trắng, xám,... nhằm đem tới sự dễ chịu, thoải mái cho chủ nhân khi nghỉ ngơi, thư giãn.

Vì thế để design một phòng ngủ “chuẩn Scandinavian Style” thì không thể bỏ qua những màu này

3. Sử dụng chất liệu tự nhiên

​Với bất kỳ ý tưởng thiết kế hay sự lựa chọn nội thất cho phòng ngủ nào đều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Picture
​Gỗ là vật liệu chính được sử dụng trong phòng. Ảnh: Internet

Picture
​Bố trí cây xanh cho không gian trong lành, tươi mát. Ảnh: Internet

​Với phong cách Bắc Âu, những đồ nội thất được chọn đều được làm từ chất liệu gỗ, từ giường, tủ, kệ đến sàn nhà để mang đến không gian ấm cúng.

Ngoài ra, vải cũng được dùng nhiều trong các vật dụng trang trí như rèm, thảm, vỏ chăn gối, ga giường, ghế sofa,...
Song, nhìn chung tất cả chất liệu được sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên.

4. Đồ nội thất linh hoạt

Picture
​Trang bị đầy đủ đồ nội thất cho phòng ngủ tiện nghi. Ảnh: Internet
Picture
Không gian phòng ngủ nhẹ nhàng, tinh tế. Ảnh: Internet

Picture
​Phòng ngủ đậm chất Scandinavian. Ảnh: Internet

Phòng ngủ phong cách Scandinavian ưa chuộng những món đồ nội thất phong cách Châu Âu hiện đại cơ bản nhất để tạo không gian nghỉ ngơi thoải mái, tiện nghi nhất.

Đối với phòng ngủ phong cách này thường chỉ có những món đồ thực cần thiết như: giường, tủ quần áo, kệ đầu giường hoặc nếu phòng có diện tích lớn có thể bố trí thêm bộ bàn ghế mang đến sự tiện nghi nhất trong quá trình sinh hoạt.

5. Cách trang trí mới lạ, hiện đại

​Sự đơn giản, tinh tế là điều mà phong cách Scandinavian hướng đến, tuy nhiên những đồ nội thất phải có sức hút riêng biệt.
Picture
​Thiết kế phòng ngủ ấn tượng với cách decor lạ mắt. Ảnh: Internet

Picture
​Giấy dán tường phòng ngủ với màu sắc trang nhã. Ảnh: Internet
Picture
​Phòng ngủ trang trí phong cách Bắc Âu. Ảnh: Internet
​Theo đó, phòng ngủ Scandinavian có thể được bài trí một chậu cây xanh hoặc những món đồ khác như: tranh treo tường nghệ thuật, thảm trải sàn,... những điều này có thể mang đến một không gian phòng ngủ vô cùng xinh xắn, tuyệt vời cho nhà bạn đó.

Những ý tưởng thiết kế phòng ngủ phong cách Scandinavian mà chúng tôi mang đến cho các bạn trên đây, hy vọng có thể giúp bạn có những ý tưởng để áp dụng cho thiết kế của mình. Nếu có thắc mắc gì về điều này, các bạn đừng ngần ngại để lại ý kiến của mình để Ngôi nhà của Minh giải đáp nhé


Bài viết được chia sẻ bởi Ngoi Nha Cua Minh - Trang Chủ
https://ift.tt/3kcOVJF

Phong cách nội thất Scandinavian - đơn giản mà tinh tế

​Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: Phong cách nội thất Scandinavian là gì mà chúng lại trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn đến vậy chưa? 

Với sự pha trộn một cách hoàn hảo của 3 yếu tố: đơn giản, tinh tế và tiện nghi, đây là một trong những phong cách không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích sự nhẹ nhàng, tối giản nhưng không kém phần sang trọng, thời thượng.

1. Phong cách Scandinavian là gì?

​Phong cách Scandinavian hay còn gọi là phong cách Bắc Âu là xu hướng giúp cân bằng giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự tiện dụng, tập trung vào các yếu tố đơn giản, mộc mạc nhưng đầy tinh tế, sang trọng.

Tuy nhiên, ngày nay với sự có mặt của những trang thiết bị hiện đại cùng các vật liệu công nghiệp thì phong cách Scandinavian được biến đổi để dần phù hợp với môi trường sống ngày càng cao.

2. Áp dụng phong cách nội thất Scandinavian như thế nào cho hiệu quả?

Picture
​Scandinavian Style trong thiết kế nội thất. Ảnh: Internet

​Với lối thiết kế tinh giản mà vẫn mang đến cái đẹp, sự tinh tế và đảm bảo đầy đủ công năng. Scandinavian quả là lựa chọn hoàn hảo cho mọi không gian nội thất.

2.1. Màu trắng

Màu trắng được xem là gam màu chủ đạo của phong cách này, đặc biệt phù hợp với những căn hộ nhỏ cần tạo sự thoáng đạt, rộng rãi.

Để ngôi nhà bớt phần đơn điệu, bạn có thể kết hợp thêm các màu sắc khác, nhưng thông thường là những màu trung tính như: kem, xám nhẹ, vàng nâu,... Đồng thời, phải chú ý đến sắc độ của các gam màu, không được quá gắt gây cảm giác chói mắt, làm mất đi “tinh thần” của phong cách này.

2.2. Chất liệu gỗ

Gỗ hay đá, da thú luôn là thứ xuất hiện trong các thiết kế nội thất phong cách Scandinavian, bởi vì người Bắc Âu muốn sống trong một không gian mộc mạc, ấm áp.

Trong đó, gỗ thường xuyên được sử dụng ở trần, sàn, hệ kết cấu và các đồ dùng nội thất trong nhà tạo vẻ gần gũi với thiên nhiên.

Ngoài gỗ thì đá cũng là một vật liệu tạo nên tính Scandinavian trong thiết kế nội thất. Thông thường, loại đá được sử dụng trong phong cách này là đá trắng tinh khiết, trang trí tại các vách ốp tường, bề mặt bếp tạo điểm nhấn độc đáo.

2.3. Ánh sáng

“Một căn phòng theo phong cách Scandinavian luôn cần cảm giác tươi mới, đơn giản và ánh sáng là một trong những cách đơn giản nhất để đạt được điều này” Đây là nhận định của một chuyên gia trong ngành về tầm quan trọng của ánh sáng trong thiết kế nội thất  phong cách Scandinavian.

Vì vậy, để nhận thu ánh sáng một cách tối đa bạn cần thiết kế hệ thống cửa sổ lớn, trang trí thêm rèm cửa vải màu trắng, đôi lúc có thể thay đổi để có không gian lạ mắt, độc đáo.

Bên cạnh sử dụng ánh sáng tự nhiên, bạn có thể kết hợp sử dụng ánh sáng nhân tạo từ các thiết bị đèn điện, vừa có tác dụng chiếu sáng vừa là vật trang trí ấn tượng cho ngôi nhà.

2.4. Các yếu tố trang trí tinh tế

Với tiêu chí đơn giản nên hoa văn được sử dụng trong phong cách này thường là sọc caro, chứ không giống như họa tiết lạ và phá cách của Bohemian.

Các vật dụng được trang trí trong không gian nội thất phong cách Scandinavian đó là tranh treo tường, thảm trải sàn, lò sưởi, ghế sofa,... Bên cạnh đó, cây xanh, cây phong thủy cũng có vị trí đặc biệt trong phong cách này, giúp căn phòng bớt cảm giác choáng ngợp, bí bách.

3. Mẫu thiết kế nội thất phong cách Scandinavian hot hit

​Bạn có thể tham khảo các mẫu thiết kế nội thất phong cách Scandinavian hot hit dưới đây
Picture
​Phòng ngủ đậm chất Bắc Âu. Ảnh: Internet

Picture
Decor chung cư đẹp mắt. Ảnh: Internet
Picture
Phòng bếp với màu chủ đạo trắng tinh tế, hiện đại. Ảnh: Internet​​

Picture
​Điểm nhấn độc đáo với tranh treo tường, sàn gỗ. Ảnh: Internet

Picture
​Hình ảnh văn phòng phong cách Scandinavian ở Việt Nam hiện đại. Ảnh: Internet

Picture
​Nhà hàng ấm cúng, gần gũi theo phong cách Bắc Âu. Ảnh: Internet

​Tất nhiên, ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới thì phong cách Scandinavian đã được biến đổi để phù hợp nhất với môi trường sống cũng như khả năng thích nghi trong mọi không gian từ nhà phố, nhà ống cho đến các căn hộ chung cư, văn phòng, nhà hàng,...Hi vọng với những chia sẻ từ ngôi nhà của Minh bạn sẽ có thêm lựa chọn cho ngôi nhà của mình.


Bài viết được chia sẻ bởi Ngoi Nha Cua Minh - Trang Chủ
https://ift.tt/2GAR1US

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Những mẫu thiết kế kiến trúc nhà 400 triệu không thể bỏ qua.

Với khoảng 400 triệu trong tay bạn có đủ tự tin sở hữu công trình kiến trúc nhà ở đẹp sang và đầy đủ tiện nghi. Nội Thất Miền Bắc sẽ gợi ý cho bạn những mẫu thiết kế kiến trúc nhà 400 triệu thịnh hành nhất hiện nay. Những mẫu thiết kế hợp xu hướng, khoa học và phù hợp với tình huống tài chính của bạn.

1. Kiến trúc nhà cấp 4 mái thái 400 triệu đồng

​Nếu ngân sách bạn đang có khoảng 400500 triệu đồng và may mắn sở hữu một mặt bằng diện tích rộng thì lựa chọn kiến trúc nhà cấp 4 mái thái là ý tưởng tuyệt vời nhất. Đây là mẫu kiến trúc được yêu thích nhất hiện nay ở nông thôn và vùng ngoại ô của các thành phố lớn. 
​Ưu điểm của nhà cấp 4 mái thái là không gian sống thuận tiện, mọi hoạt động gói trọn trong một tầng duy nhất. Nhà mái thái còn có thẩm mỹ cực cao, không lo lỗi thời, đảm bảo được sự thông thoáng, rộng rãi cho các không gian trong nhà.
Picture
Nhà cấp 4 mái thái kiểu 3 gian cho nhà ở cùng nông thôn. Ảnh: Internet

Picture
Thiết kế nhà theo mô hình sân vườn, kết hợp kiến trúc với cảnh quan xanh. Ảnh: Internet
​Mẫu nhà cấp 4 mái thái 400 triệu kết cấu không quá phức tạp, thiết kế đơn giản về đường nét, họa tiết nhằm tối ưu chi phí xây dựng. 
​Các vị chủ nhà có thể chọn lọc một vài điểm nhấn chính như: cửa chính bằng gỗ, những mái vòm cong uyển chuyển cho phần cửa sổ hay thiết kế giật cấp trên tường với những đường kẻ sọc,… để tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. 

2. Mẫu nhà cấp 4 mái bằng chi phí khoảng 400 triệu

​So với kiểu kiến trúc mái thái, nhà cấp 4 mái bằng có khoảng đầu tư tiết kiệm hơn. Dưới 400 triệu, khoảng tầm 300 triệu đồng bạn cũng có thể sở hữu một tổ ấm đẹp xinh và tiện nghi. 
Picture
​Mẫu nhà mái bằng đơn giản và hiện đại. Ảnh: Internet

Picture
​Mẫu nhà mái bằng được yêu thích của dân thành phố. Ảnh: Internet

​Những mảng tường vuông vức, đường nét khỏe khoắn mang dấu ấn đặc trưng của phong cách hiện đại. Cấu tạo kiến trúc không phức tạp, không trang trí cầu kỳ, sử dụng phần mái bê tông đơn giản nên tiết kiệm chi phí hơn. Bên cạnh đó, gia đình có thể tận dụng phần mái để làm sân thượng, sân phơi đồ,…

​Đặc biệt, sau này khi điều kiện tài chính dư dả rồi có thể cải tạo lên nhà lầu một cách đơn giản, dễ dàng hơn.

3. Thiết kế kiến trúc nhà ống 2 tầng 400 triệu

​Nhà ống không phải là mẫu kiến trúc xa lạ gì với người Việt. Thiết kế nhà ống 2 tầng được đánh giá là một trong những mẫu kiến trúc đẹp, khoa học và linh động với khả năng đầu tư của nhiều gia đình.
Picture
​Nhà hai tầng đẹp, hiện đại chi phí xây dựng thấp. Ảnh: Internet
Picture
​Nhà ống hiện đại từ phong cách đến chất liệu. Ảnh: Internet

Phong cách kiến trúc hiện đại là sự lựa chọn hợp lý nhất cho mẫu nhà ống 2 tầng. Vật liệu sử dụng cũng là sản phẩm của ngành công nghiệp hiện đại, chất lượng tốt với mức giá thành phải chăng như: kính, kim loại, gạch men, bê tông,… 

4. Mẫu nhà 2 tầng 1 tum hiện đại

​Thiết kế kiến trúc nhà ống 2 tầng mái bằng, các vị chủ nhà còn có thể tận dụng khoảng không của tầng thượng mở rộng thêm công dụng phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Thiết kế kiến trúc nhà ở này hiện nay đang lộ diện dày đặc, nhất là ở các làng quê, cùng nông thôn nước ta. 
Picture
​Mẫu thiết kế 2 tầng 1 tum. Nguồn: internet​
​Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum này có kết cấu kiến trúc khá đơn giản nhằm tiết kiệm chi phí đầu cơ cho các gia đình. Tầng tum được tận dụng có thể tăng thêm một phòng ngủ, phòng thờ,… cho ngôi nhà. Hoặc bạn có thể tận dụng nó làm không gian thư giãn, phòng đọc cũng rất tuyệt vời.
Picture
​Mẫu nhà 2 tầng mái bằng. Ảnh internet

Thi công tầng tum có thể sử dụng bê tông, xi măng cốt thép tạo mái bằng hiện đại hoặc thi công mái thái. Tuy nhiên, thực tế thi công hiện nay, các gia đình đều chọn thi công phần tum với mái tôn, tôn giả ngói hoặc kính để tiết kiệm, phù hợp với khoản đầu tư 400 triệu đồng.

Mẫu nhà cấp 4gác lửng 400 triệu đồng

Nhà cấp 4gác lửng là một phiên bản “đa năng” hơn mẫu kiến trúc nhà cấp 4 thông thường, mà không tốn thêm quá nhiều chi phí xây dựng. Chỉ với khoảng 400600 triệu đồng bạn sẽ sở hữu căn nhà cấp 4 có gác lửng độc đáo, sang trọng. 
Picture
​Mẫu nhà có gác lửng độc đáo, mới lạ. Ảnh: Internet
Picture
​Thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng đẹp với phong cách tân cổ điển. Ảnh: Internet
​Kiến trúc mẫu nhà 400 triệu này có phần mái cao hơn. Gác lửng được tận dụng làm không gian nghỉ ngơi, thư giãn để đảm bảo sự riêng tư hoặc phòng thờ để có sự thanh tịnh. Trong khi tầng trệt là các không gian sinh hoạt chung.

Trên đây là những gợi ý thiết kế nhà ở đẹp, đầy đủ tiện nghi với kinh phí đầu tư trong khoảng 400 triệu đồng. Hy vọng Ngôi nhà của Minh giúp bạn chọn được phương án, kế hoạch thiết kế thật ấn tượng cho tổ ấm mới của gia đình mình.


Bài viết được chia sẻ bởi Ngoi Nha Cua Minh - Trang Chủ
https://ift.tt/2DEEMFS

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Mẫu nhà nhỏ phong cách Vintage

​Ngôi nhà nhỏ với phong cách vintage sẽ mang đến cho bạn một không gian sống nhẹ nhàng, bình dị và đâu đó là chút hoài niệm, sâu lắng. Đây là một phong cách không thể bỏ qua với những ai yêu thích nét đẹp cổ điển, xưa cũ.

1. Điểm nổi bật của thiết kế nội thất phong cách vintage


​Điểm nổi bật của nội thất vintage so với các phong cách thiết kế khác là:

1.1. Màu sắc

Với phong cách vintage, màu sắc nội thất được lựa chọn đó là những tone màu nhẹ nhàng, trang nhã như: trắng, be, xanh nhạt, vàng nhạt,... trong đó, trắng là gam màu chủ đạo. Tuy vậy, số lượng màu sắc là không gò bó và những màu nổi bật vẫn được lựa chọn làm điểm nhấn cho không gian không bị quá đơn điệu, bí bách.

Đồng thời, vintage cho phép việc phối màu kẻ sọc hay họa tiết hoa văn lớn để tạo sự độc đáo, thu hút cho không gian.
Picture
​Decor nội thất phòng khách vintage. Ảnh: Internet
​1.2. Đồ dùng nội thất

Đồ dùng nội thất được sử dụng trong phong cách vintage ngoài tuân thủ theo nguyên tắc chọn màu thì thường là các món đồ cũ, mang dấu ấn thời gian.

Tuy nhiên, bạn đừng có hiểu lầm vintage là không được sử dụng  những thiết bị máy tính, đồ gia dụng,... mà đó là sự pha trộn giữa hiện đại và cổ điển

Bạn có thể kết hợp sử dụng chiếc đèn chùm pha lê cầu kỳ, chiếc sofa sờn vải, chiếc đồng hồ cũ kỹ,... hay để làm tăng sức hấp dẫn cho không gian thì giấy dán tường và thảm trải sàn họa tiết cổ cũng là những món đồ không thể thiếu. Tất cả mang đến một tổng thể mộc mạc, bình dị đến lạ thường.
​1.3. Vật liệu

Gỗ là vật liệu chính trong nội thất nhà phong cách vintage, nó vừa đẹp, gần gũi lại vừa sang trọng mà không quá xa hoa, hào nhoáng giúp con người cảm thấy thoải mái, thư giãn khi được sống trong không gian mà nó hiện diện.

Đó chính là những yếu tố quan trọng, không thể thiếu tạo nên chất vintage chuẩn nhất.

2. Bài trí nội thất cho nhà nhỏ phong cách vintage


Style Vintage được biết đến là phong cách mang đến sự gần gũi, nhẹ nhàng thích hợp với nhiều không gian trang trí khác nhau. Dưới đây là cách bài trí nội thất cho nhà nhỏ bạn có thể tham khảo.
Picture
​Sử dụng màu sắc trang nhã, nhẹ nhàng. Ảnh: Internet
​2.1. Phòng khách trang nhã

diện tích nhà nhỏ nên không gian phải được bày trí một cách gọn gàng, khoa học để tạo sự thông thoáng cần thiết.

Bộ sofa có kích thước vừa phải, họa tiết trang trí đẹp mắt cùng kệ tivi bằng gỗ đơn giản và vài kệ treo tường trang trí nhỏ là đã đủ cho căn phòng khách vừa cổ điển vừa hiện đại này rồi.

Và bạn cũng đừng quên sử dụng màu trắng chủ đạo xuyên suốt ngôi nhà nhỏ để tạo sự thanh thoát, nhẹ nhàng nhé.
​2.2. Phòng ngủ ngọt ngào

Phòng ngủ phong cách vintage giúp cho chủ nhân có được cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Vì vậy, để đúng chất vintage nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ, bạn có thể trang trí không gian bằng các vật dụng như: gối, đèn ngủ, tranh treo tường, rèm cửa hay  giấy dán tường họa tiết cổ điển, đơn giản,...cho căn phòng ngủ của mình thêm phẩn độc đáo, cá tính.
​2.3. Phòng bếp đầy cảm hứng

Phòng bếp mang phong cách vintage với vật dụng đa phần bằng gỗ không chế tác nhiều, đặc biệt lại với không gian nhỏ hẹp.

Bạn nên lựa chọn những tủ đồ chia ngăn nhỏ đảm bảo tính năng sử dụng cũng như thẩm mỹ cho không gian. Đồng thời đặt nó ở vị trí gần cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, đem lại vẻ đẹp bình yên cho căn bếp nhỏ.

Đặc biệt, bạn nên nhớ chọn màu sắc nhẹ nhàng, nhã nhặn để không phá vỡ cấu trúc thẩm mỹ chung của ngôi nhà.

3. Mẫu nhà nhỏ phong cách vintage độc đáo

Picture
​Thiết kế căn hộ nhỏ phong cách vintage. Ảnh: Internet
Picture
​Sàn gỗ được sử dụng làm vật liệu lót sàn. Ảnh: Internet

Picture
​Sử dụng đồ trang trí mang tính hoài niệm. Ảnh: Internet

Picture
​Bộ sofa nhỏ gọn xinh xắn. Ảnh: Internet

Picture
Nội thất phòng ngủ tao nhã, thư thái. Ảnh: Internet

Vintage là phong cách thiết kế nội thất độc đáo, mang lại sự cổ điển, ngọt ngào nhưng không hề thiếu sự tiện nghi, đặc sắc của hiện đại. Đừng bỏ qua những ý tưởng trang trí cho ngôi nhà nhỏ của mình bằng phong cách vintage này nhé! Cùng Ngôi nhà của Minh sáng tạo không gian sống.


Bài viết được chia sẻ bởi Ngoi Nha Cua Minh - Trang Chủ
https://ift.tt/3bvV5Bp

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Top các phong cách nội thất thịnh hành nhất mọi thời đại

​Khi bắt tay vào bất kỳ dự án thiết kế nào thì ý tưởng về không gian vẫn luôn là sự quan tâm hàng đầu của các chủ đầu tư.  Bởi tương ứng với mỗi phong cách sẽ có cách chọn nội thất khác nhau.
​Bài viết top các phong cách nội thất dưới đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về đặc trưng của của các phong cách này.

1. Phong cách hiện đại

​Đây là phong cách thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay, phong cách này gồm những đường thẳng đơn giản, tập trung nhắm vào công năng sử dụng cao, mang đến một không gian thoải mái và đầy đủ tiện nghi.
Picture
​Tính hiện đại trong thiết kế nội thất văn phòng. Ảnh: Internet

​Gam màu trung tính, đồ đạc được đánh bóng và kết cấu không cân bằng, đối xứng là những điểm nhận dạng chính của nội thất phong cách này. 

Theo đó, mỗi chi tiết đều được đơn giản hóa một cách tối đa để phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.

Vì vậy, phong cách này phù hợp với tất cả các không gian như: chung cư, biệt thự, nhà phố, văn phòng, khách sạn nhà hàng,...

2. Phong cách cổ điển

​Classic style luôn là phong cách có mặt trong top những phong cách thịnh hành nhất trên thế giới.
Picture
​Không gian nội thất cổ điển sang trọng, đẳng cấp. Ảnh: Internet

​Được bắt nguồn từ Châu Âu, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa La Mã, Hy Lạp cổ đại, không gian nội thất cổ điển dựa trên các nguyên tắc sự cân bằng và quy luật đối xứng chặt chẽ với những đường cong mềm mại, họa tiết phức tạp. 

Dù vậy chúng vẫn rất tinh tế, sang trọng, thể hiện quyền uy và sự “giàu có” của gia chủ, nhằm gợi nhớ về các cung điện của Vua Chúa ngày xưa.

Nếu phong cách hiện đại hướng đến sự tối giản đề cao công năng thì phong cách cổ điển mọi thứ hoàn toàn ngược lại: cầu kỳ, hoa mỹ,... là những tính từ miêu tả chính xác về  phong cách này. Và đó cũng chính là điểm giúp bạn phân biệt chúng với các phong cách khác.

3. Phong cách Bắc Âu

​Phong cách Bắc Âu hay còn có tên gọi khác là Scandinavian, mang hơi hưởng “nhẹ nhàng, sang trọng  nhưng đơn đơn giản trong cách trang trí, decor” với tiêu chí “ hoang dã và thô mộc - tinh tế và trong trẻo - gọn gàng và tối giản”.

Picture
​Nhẹ nhàng, tinh tế với phong cách Bắc Âu. Ảnh: Internet
​​
​Phong cách này chuộng những gam màu: trắng, nâu đất và những vật liệu thô mộc tự nhiên, lông thú, da lộn,... Tuy nhiên ở môi trường hiện đại, với sự kết hợp hỗ trợ từ các thiết bị cửa kính, lò sưởi, máy sưởi, chất liệu nhân tạo,... thì phong cách này đã được biến đổi phù hợp với môi trường sống, thích nghi với mọi không gian sống nhà phố, chung cư, nhà ống,...

Bên cạnh đó, sử dụng ánh sáng tự nhiên cũng là điểm đặc trưng dễ nhận biết của phong cách này.

4. Phong cách tối giản

​Đúng như tên gọi phong cách tối giản - Minimalism là sử dụng những đường nét tối giản, ít chi tiết, giảm thiểu đồ nội thất đến mức tối đa. 

Picture
​Phong cách thiết kế tối giản cho không gian phòng khách. Ảnh: Internet

​Màu sắc sử dụng trong phong cách thiết kế nội thất này chủ yếu là màu trung tính, không quá 3 màu trong không gian: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu điểm nhấn. Cùng với việc sử dụng những  khối hình học đa dạng như: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn,... tạo sự phóng khoáng cho không gian.

Ngoài ra, ánh sáng cũng được xem như là một thành phần trang trí quan trọng, không thể thiếu nhằm tạo hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ cho căn phòng. 

Phong cách này phù hợp với những thiết kế văn phòng, căn hộ diện tích nhỏ, những người thích sự ngăn nắp, tự do và phóng khoáng.

5. Phong cách Rustic

​Rustic là phong cách thiết kế thể hiện rõ nhất tính MỘC giản dị và gần gũi, tập trung nhấn mạnh vào vẻ đẹp tự nhiên vốn có.

Picture
​ Mộc trong thiết kế nội thất phong cách Rustic. Ảnh: Internet

​Yếu tố chính cho một không gian mang phong cách Rustic đó là sự kết hợp giữa những đồ dùng hiện đại, kiến trúc mang âm hưởng thiên nhiên, du mục cùng gam màu đơn giản với những chiếc cửa sổ lớn mang theo ánh sáng tự nhiên, tạo sự tao nhã, thoải mái.

Đặc điểm nhận dạng của phong cách này đó là dầm gỗ thô; đá ốp tường; cửa sổ lớn; rèm, thảm làm từ các loại vải sợi tự nhiên với màu sắc dịu nhẹ tạo sự gần gũi cho không gian sống và làm việc.

6. Phong cách Vintage

​Vintage là một trong những phong cách kiến trúc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, không chỉ áp dụng rộng rãi trong những thiết kế quán cafe, showroom thời trang mà còn được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở, chung cư,...
 
Picture
​Decor nội thất phong cách Vintage. Ảnh: Internet

​Ở bối cảnh hiện đại, Vintage là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển với hiện đại, tạo nên sự phá cách độc đáo. Nhờ đó mà chủ đầu tư không phải lo lắng thiết kế của mình trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Đồ nội thất chính là yếu tố chính của phong cách này, việc lựa chọn đồ dùng phải mang tính hoài cổ và có dấu ấn của thời gian. Những món đồ nội thất ở đây có thể là chiếc đồng hồ cũ, bộ sofa sờn, bức tranh xưa,.... được decor trong một không gian nhẹ nhàng, trang nhã, hướng đến nét cổ kính nhưng không gò bó.

Vintage chính là sự sống lại của nhiều giá trị xưa cũ tưởng chừng bị lãng quên.

7. Phong cách Đông Dương

​Phong cách Đông Dương hay Indochine là một trong những phong cách thiết kế thuần Việt nhất. Bởi Đông Dương là phong cách nhiệt đới hóa phong cách nội thất Pháp tạo ra một sự gặp gỡ, pha trộn tinh tế đáp ứng và phù hợp với tập quán sinh hoạt và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam.
 
Picture
​Phong cách nội thất Đông Dương tạo nên sự trang nhã, quý phái. Ảnh: Internet

​Vật liệu được sử dụng chủ yếu trong phong cách này đó là gỗ, mây, tre, gạch nung,... với nhiều các chi tiết trang trí thủ công mỹ nghệ phong phú và tinh xảo. Phù hợp với thiết kế khách sạn, homestay hay nhà phố, biệt thự.

Mỗi một phong cách đều có những nét đẹp riêng theo từng hơi hướng mà chúng mang lại, bạn đã lựa chọn được phong cách nào cho không gian sống của mình chưa? Nếu còn thắc mắc hãy nhấc máy lên và liên hệ cho chúng tôi theo số Hotline 0988.888.925 để được trợ giúp.


Bài viết được chia sẻ bởi Ngoi Nha Cua Minh - Trang Chủ
https://bit.ly/2DtsVKK

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Kích thước bậc cầu thang cao bao nhiêu thì hợp tiêu chuẩn

Thiết kế bậc cầu thang cao bao nhiêu là vừa? Kích thước cầu thang như thế nào là phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc và nội thất tại Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để biết cách chọn lựa kích thước bậc cao cầu thang chuẩn nhất cho ngôi nhà của mình.

​Bậc cầu thang có kích thước chuẩn không chỉ quyết định thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng, tính phong thủy của ngôi nhà. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết. 

1.Chiều cao tiêu chuẩn của bậc cầu thang là bao nhiêu

​​Bậc cầu thang có chiều cao bao nhiêu là phụ thuộc vào độ cao của trần và số bậc mà chủ nhà lựa chọn. Theo tiêu chuẩn thiết kế tại nước ta hiện nay, chiều cao cầu thang nhà ở đẹp nhất, phù hợp nhất là 15 - 18cm.
bản vẽ cầu thang
Kích thước chiều cao hợp lý cho bậc cầu thang. Ảnh: Internet
Khách với các loại cầu thang ở nơi công cộng, cầu thang của các hộ gia đình ít người đi lại hơn nên thường độ cao sẽ nhỉnh hơn một chút. Nhưng chú ý không nên thiết kế cao quá 18cm.

​Khi xây dựng các vị chủ nhà nên chú ý, đảm bảo tất cả các bậc cầu thang có độ cao bằng nhau. Nếu không khi đi lại sẽ dễ gây mất thăng bằng, nguy hiểm cho mình các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ nhỏ. ​

2.Một số kích thước cần lưu ý khi xây dựng cầu thang


Cầu thang nối tầng dành cho các công trình nhà ở đẹp và hợp phong thủy, ngoài độ cao cổ bậc còn cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố như: độ rộng và chiều sâu bậc cầu thang, độ rộng, chiều cao lan can và cả diện tích chiếu nghỉ.
Sau đây là những con số cụ thể để bạn tham khảo:
2.1.Chiều rộng bậc thang
Theo quy định bậc cầu thang nhà phố, biệt thự,… có độ rộng tối thiểu là 25cm và tối đa là 30cm. Chiều rộng kết hợp với độ cao bậc thang sẽ quyết định trực tiếp đến độ dốc của chiếc cầu thang cho nên vấn đề kích thước rất được coi trọng để đảm bảo tính an toàn, không phá vỡ kết cấu của ngôi nhà.
Chiều rộng 26cm là lựa chọn phổ biến nhất, hợp lý nhất (phù hợp với bàn chân người trưởng thành). Như vậy, khi bước đi chúng ta sẽ đặt vừa chân, cảm giác vững chắc và an toàn hơn.
​2.2 Độ dốc cầu thang
Giữa các kích thước thiết kế cầu thang có sự tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Độ dốc của cầu thang sẽ quyết định số bậc lựa chọn. Tùy theo kiến trúc của ngôi nhà, chiều cao tầng mà người ta thiết kế độ dốc phù hợp cho cầu thang. Đối với các hộ gia đình thì độ rộng hợp lý nhất là 30 – 35 độ. ​

cầu thang gỗ
Tay vịn có chiều cao hợp lý, đảm bảo an toàn. Ảnh: Internet

2.3 Chiều cao lan can

​Để đảm bảo tính an toàn cao trong quá trình sử dụng bạn tuyệt đối không thể bỏ qua yếu tố này. Chiều cao lan can tính từ mặt bậc đến tay vịn cầu thang từ 85 -100cm là vừa. 

2.4 .Chiều rộng chiếu nghỉ 

​Đa số cầu thang nào cũng sẽ có phần chiếu nghỉ để chúng ta bước đi không bị mệt và có khoảng thư giãn chân. Theo quy định là cầu thang cao hơn 18 bậc là phải có chiếu nghỉ. Độ rộng của hợp tiêu chuẩn là khoảng 90cm.

2.5 Gờ cầu thang

​Đây chính là phần nhô ra trước mỗi bậc thang. Khi bạn xác định bậc cầu thang cao bao nhiêu là hợp lý thì bạn cũng phải tính toán cả phần gỡ này. Kích thước của phần gờ này sẽ không vượt quá 2cm. 

cầu thang gỗ, vịn sắt
Cầu thang đẹp, vững chắc bằng gỗ và khung sắt. Ảnh: Internet

3. Một vài lưu ý khi thiết kế cầu thang hợp phong thủy

Để sở hữu một cầu thang bền đẹp, an toàn và mang đến sinh khí cho ngôi nhà bạn nhất định phải tráng một số điều kiêng kỵ dưới đây:
  • Chân và đỉnh cầu thang không đối trực diện với cửa chính. Cũng không bố trí cầu thang ở vị trí trung cung (chính giữa nhà).
  • Không nên lắp cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác bởi, khoảng cách càng dài sinh khí sẽ càng yếu.
  • Hành lang, bậc chiếu nghỉ nên có gờ phía dưới tay vịn để tránh thoái khí.
  • Không thiết kế cầu thang dưới xà ngang, xà dọc của ngôi nhà, tránh gây cảm giác bí bách, nặng nề.
  • Không đặt cầu thang theo hướng đi từ sau nhà đi lên bởi nó dễ gây suy khí, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình và đường tài lộc của chủ nhà. Thậm chí nó còn khiến ngôi nhà bị giảm dương khí, âm khí tăng.
  • Cầu thang nên làm từ vật liệu có độ bền cao, vững chắc như bê tông cốt thép, gỗ tự nhiên, kim loại,…
  • Tránh đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Cũng không nên đặt các thứ nên quan đến nước như bể cá, hòn non bộ ở chân cầu thang sẽ gây cản trở đến thành công, may mắn của gia đình.
  • Thiết kế cầu thang không chỉ đảm bảo an toàn mà còn phải có sự cân đối với thẩm mỹ chung của ngôi nhà.
Cầu thang chính là xương sống của ngôi nhà việc chú trọng đến các thông số về chiều cao, chiều rộng, độ dốc,… cùng với hướng và vị trí chính là yếu tố cơ bản để bạn sở hữu không gian sống đẹp và tiện nghi nhất. Với gợi ý từ Ngôi Nhà Của Mình, hy vọng bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành ngôi nhà của mình với thiết kế cầu thang tuyệt vời.  


Bài viết được chia sẻ bởi Ngoi Nha Cua Minh - Trang Chủ
https://ift.tt/2PIcc93

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

3 lưu ý khi thiết kế tủ chân cầu thang cho các kiểu nhà tầng

​Gầm cầu thang không phải là một góc chết và không thể sử dụng như đại đa số người vẫn nghĩ. Thiết kế tủ chân cầu thang là cách tận dụng để biến nơi đây thành một không gian hữu ích, đẹp và nổi bật cho ngôi nhà. 
​Chúng ta có thể tận dụng tối đa khoảng gầm hoặc thân cầu thang cho việc trang trí. Một chiếc kệ tivi, tủ trang trí đơn giản bằng gỗ, thiết kế mở để trưng bày một vài chậu cây xanh hay món đồ nhỏ xinh. 
​   
​Đối với gầm cầu thang trong phòng khách mọi người thường có xu hướng tạo tiểu cảnh nhỏ ngay chân cầu thang để tạo điểm nhấn xanh tuyệt vời. 

​Đối với gầm cầu thang nằm ở tầng trên, các góc khuất thì bạn có thể thoải mái sáng tạo với những mẫu tủ tiện nghi, chẳng hạn như: tủ sách cá nhân, tủ quần áo, tủ rượu dưới gầm cầu thang,… 

​Chúng ta sẽ có muôn vàn ý tưởng để thiết kế tủ chân cầu thang sao cho đẹp, sang trọng và cá tính. Nhưng dù bạn đưa ra sự lựa chọn như thế nào đi chăng nữa cũng phải lưu ý 03 yếu tố sau đây:
Picture
Kho tủ chứa “đồ sộ” dưới chân cầu thang. Ảnh: Interne

1. Chọn mẫu tủ chân cầu thang đẹp, vừa vặn

​Thiết kế kệ, tủ dưới gầm cầu thang đẹp và phù hợp với khả năng của khu vực này các bạn cần nhớ một vài vấn đề sau:
  • Xác định rõ mục đích bạn muốn dùng gầm cầu thang làm gì, lưu trữ những gì: kệ tivi, tủ sách, tủ rượu, tủ quần áo hay trang trí,…
  • Đo đạc một cách “chuẩn không cần chỉnh” từng mét vuông diện tích có thể sử dụng: chiều cao, độ sâu cầu thang, chiều dài,… để tính toán kích thước chuẩn cho các mẫu tủ của mình, đảm bảo sự hài hòa, phù hợp công năng. 
  • Kiểm tra cách phối màu của không gian, nội thất xung quanh như bộ bàn ghế sofa, kệ tivi, lan can cầu thang,…
Hình dáng chân cầu thang cũng là yếu tố quyết định đến lựa chọn của bạn. 

2. Lưu ý lựa chọn vật liệu bền bỉ

​Dưới gầm cầu thang là một không gian có môi trường đặc thù, đa phần là thiếu sáng và dễ xuất hiện ẩm mốc. Nhiều người còn trang trí bể cá cảnh, tiểu cảnh thác nước dưới chân cầu thang hay tủ rượu dưới gầm cầu thang,… độ ẩm sẽ càng cao. Cho nên việc lựa chọn chất liệu làm tủ cầu thang càng phải bền và chất lượng. 
Hiện nay, nói về vật liệu chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn như tủ kính, tủ nhựa hay phổ biến nhất là tủ chân cầu thang bằng gỗ. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây. 

2.1. Vật liệu gỗ

​Gỗ là vật liệu mang lại vẻ sang trọng và đẳng cấp hàng đầu cho các thiết kế nội thất, được ưa chuộng từ ngàn xưa. Gỗ có rất nhiều loại chia làm hai dòng chính là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Độ bền và giá trị không giống nhau.
Picture
Ý tưởng trang trí chân cầu thang đẹp. Ảnh: Internet

​Với vị trí ẩm thấp như gầm cầu thang việc sử dụng gỗ cần hết sức lưu ý. Lựa chọn loại gỗ nào có khả năng chống ẩm mốc tốt để bảo bảo độ bền, tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ cho tủ, giúp bảo quản tốt đồ ở bên trong. 

​Các loại gỗ tự nhiên cao cấp có độ bền cao, thách thức điều kiện môi trường ẩm ướt phải kể đến: gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ đỏ, … Tuy nhiên, các loại vật liệu này có giá thành khá đắt đỏ nên bạn nên cân đối tài chính trước khi lựa chọn.

​Đối với gỗ công nghiệp có nhiều loại có độ chống ẩm, chống cháy rất tốt nhưng vẫn khó đáp ứng môi trường ẩm ướt và thiếu sáng. Nếu lựa chọn bạn hãy dùng gỗ mdf lõi xanh chống ẩm, gỗ hdf hoặc gỗ ghép thanh,… Chúng có khả năng chống cong vênh, co ngót và ẩm mốc tốt hơn mfc và plywood.

Gỗ có tính ứng dụng cực cao, có thể thiết kế kệ tivi treo tường, những mẫu tủ - kệ trang trí nhỏ gọn, làm tủ âm tường cũng rất tốt,…

2.2. Tủ dưới chân cầu thang bằng nhựa

​Nhựa là vật liệu có khả năng tạo hình tuyệt vời, khả năng chịu nước và ẩm ướt cực tốt. Sản phẩm không lo cong vênh, co ngót. Bề mặt lại nhẵn bóng dễ vệ sinh, lau chùi. Khả năng nhuộm màu của nhựa của được đánh giá rất cao mang đến những sản phẩm có tông màu như ý.

Tuy nhiên, loại vật liệu này khả năng chịu nhiệt không cao, không chịu được lực va đập mạnh. Vật liệu này thích hợp để thiết kế tủ trang trí, tủ để giày dép cho những căn nhà nhỏ.

Hiện nay có nhiều mẫu tủ cầu thang làm từ ván gỗ nhựa. Tức là cốt gỗ, bề mặt phủ tấm nhựa đẹp và khá bền. Loại này chất lượng cao hơn mà tính thẩm mỹ không đổi.

Picture
Tủ kệ tivi nhỏ gọn, tiện nghi. Ảnh: Internet

2.3. Tủ bằng nhôm kín

​Nhôm kính là vật liệu quen thuộc trong cách thiết kế nhà ở, văn phòng hiện đại. Chất liệu này có giá thành rẻ, độ bền cao. Kính cường lực có khả năng chống trầy xước, va đập tốt. Khung nhôm thanh định hình cao cấp, chất lượng cao, dễ thi công, lắp đặt. 

3. Thiết kế tủ dưới chân cầu thang chuẩn phong thủ

​Biến hóa không gian tưởng như không giá trị thành một điểm nhấn đẹp và tiện ích cho ngôi nhà với những mẫu tủ, kệ hay giá để đồ ở gầm và chân cầu thang. Đây là một giải pháp tối ưu đang được áp dụng cho mọi loại hình nhà tầng, bất kể diện tích rộng hay nhỏ.

Picture
Không gian xanh tuyệt vời dưới gầm cầu thang. Ảnh: Internet

Mặc dù khu vực này chẳng chiếm bao nhiêu diện tích ngôi nhà nhưng thiết kế đẹp, hợp phong thủy cũng mang tới nhiều lợi ích to lớn cho tổ ấm của bạn.

Về phong thủy dưới chân cầu thang có một số điều cần lưu ý như sau:
  • Dưới gầm cầu thang có thể bố trí tủ bếp nhưng không đặt vị trí bếp nấu ở bên này
  • Các tủ ở khu vực này phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, luôn giữ sạch sẽ
  • Thiết kế tủ cân đối, hài hòa, hình dáng đơn giản, tiện nghi như: hình chữ nhật, hình vuông,…
  • Màu sắc của kệ - tủ phải phù hợp với không gian tổng thể và nội thất xung quanh. Có thể chọn màu phù hợp với mệnh phong thủy của gia chủ.
  • Nếu thiết kế cầu thang ở giữa nhà chủ nhà tuyệt đối không đặt các tiểu cảnh ướt, bể cá mini. Đây là đại kỵ. Tốt nhất nên dùng các tủ đặt tiểu cảnh khô như hòn non bộ, cây xanh.
  • Nếu cầu thang nằm ở vị trí có nhiều ánh sáng chiếu vào như gần tiền sảnh hoặc phía sau nhà bạn nên ưu tiên bố trí cây, hoa ở đây sẽ giúp ngôi nhà gia tăng sinh khí. 
CùngNgôi nhà của mình thiết kế không gian sống cho ngôi nhà nha.


Bài viết được chia sẻ bởi Ngoi Nha Cua Minh - Trang Chủ
https://ift.tt/30K02Ts